Đó là khẳng định của hầu hết các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp trong và ngoài nước tại hội nghị về công nghệ sinh học (CNSH), do Bộ NN-PTNT Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ vừa tổ chức tại TP HCM.
Cần sớm có sự đồng thuận việc ứng dụng Công nghệ sinh học vào sản xuất
1 NÔNG DÂN LO ĂN CHO 120 NGƯỜI!
Hội nghị về CNSH lần
này đã ghi nhận sự đồng thuận gần như tuyệt đối của các nhà quản lý, các
chuyên gia kinh tế, nông nghiệp trong và ngoài nước về lợi ích và sự
phát triển tất yếu của Công nghệ sinh học trên phạm vi toàn cầu.
Theo đánh giá của các
chuyên gia, hiện đã có 29 nước với 160 triệu ha cây trồng sử dụng CNSH
(chiếm 9% tổng diện tích đất trồng trên toàn thế giới) và gần 2/3 trong
số này là các quốc gia đang phát triển. Đã có hơn 16 triệu nông dân trên
khắp thế giới trồng cây sử dụng Công nghệ sinh học, 90% đang sống ở các quốc gia đang
phát triển.
Ngoài ra, 32 quốc gia
khác đã thông qua việc nhập khẩu cây trồng sử dụng CNSH cho việc tiêu
thụ và sử dụng. Một con số ấn tượng là cây trồng sử dụng Công nghệ sinh học chiếm 77%
sản lượng đậu nành, 49% sản lượng bông và 26% sản lượng ngô toàn cầu.
Đặc biệt, cây trồng sử dụng Công nghệ sinh học đã được mua bán trên khắp thế giới suốt
14 năm qua mà không gây ra bất kỳ sự cố nào về sức khỏe cho người tiêu
dùng.
Theo
ông Brian T.Neubert, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM, khi VN đẩy
mạnh phát triển hạt giống và cây trồng CNSH sẽ tạo ra 3 lợi ích lớn:
Giảm giá lương thực và duy trì an ninh lương thực; bảo vệ môi trường và
sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, bây giờ chính là lúc để VN phát triển
một môi trường khuyến khích tiếp tục và tăng cường nghiên cứu, phát
triển và chấp nhận CNSH để nhận được những lợi ích to lớn này.
Tương tự, TS.Paulo
P.Andrade - Ủy ban An toàn sinh học quốc gia Braxin, một chuyên gia hàng
đầu về CNSH được quốc tế công nhận, tiết lộ một thông tin gây “kinh
ngạc”: Vào năm 1940, 1 nông dân Braxin SX thực phẩm cho 13 người, thì
bây giờ 1 nông dân SX thực phẩm cho… 120 người! Có được điều này vì
Braxin là nước đứng thứ 2 thế giới về nông nghiệp áp dụng CNSH.
Bạn không nên bỏ qua bài:
>> Phân bón hữu cơ sinh học EMZ – USA tăng sức sống cho cây và đất
Với nhiều
năm “chinh chiến” trên mặt trận CNSH, TS.Paulo P.Andrade đã chia sẻ kinh
nghiệm giúp phát triển hệ thống đánh giá rủi ro quốc gia cho CNSH còn
khá mới mẻ tại VN. Ông cũng chia sẻ cách đóng góp vào việc thiết kế
khung pháp lý về biến đổi gen để làm sao VN sớm chấp nhận và phát triển
CNSH trong tương lai.
|
Thành quả lớn nữa là
trong 10 năm tới, Braxin sẽ giảm được 2,9 triệu tấn CO2, giảm 1,1 tỷ lít
nhiên liệu, giảm 120.000 tấn thuốc trừ sâu, tiết kiệm 130 tỷ lít nước.
Tính tổng thể, ngoài các lợi ích về môi trường-xã hội, nền kinh tế nông
nghiệp Braxin tiết kiệm được 80 tỷ USD đến năm 2020.
GIẢI BÀI TOÁN NK NGUYÊN LIỆU TĂCN
TS.Dương Hoa Xô, Giám
đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM cho biết, tại VN ngay từ năm 2006 Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định (số 11/2006) về “Chương trình trọng điểm phát
triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực NN-PTNT đến năm 2020”, trong đó
nêu rõ: Mục tiêu giai đoạn 2011-2015 đưa một số giống cây trồng biến đổi
gen vào SX (bông, ngô, đậu nành). Tầm nhìn đến năm 2020 diện tích trồng
cây biến đổi gen chiếm 30-50%. Đây chính là cơ sở quan trọng để VN
nghiên cứu từng bước đưa cây trồng ứng dụng Công nghệ sinh học vào SX nông nghiệp.
Về vấn đề đầu tư cho
Công nghệ sinh học, TS. Xô cho biết, TP HCM đang xây dựng một trung tâm Công nghệ sinh học tầm cỡ
khu vực trên khu đất 23 ha với vốn đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu USD.
Trung tâm này thực hiện 2 nhiệm vụ quan trọng: Nghiên cứu và ứng dụng
CNSH trong nông nghiệp, y tế, môi trường; đồng thời đào tạo nguồn nhân
lực. Dự án này đánh dấu sự đầu tư quy mô lớn cho CNSH, giúp thực hiện
mục tiêu xây dựng CNSH trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật công nghệ cao
trong tương lai không xa.
Theo các chuyên gia,
trước mắt VN cần đẩy mạnh SX nông nghiệp ứng dụng CNSH đối với cây ngô,
đậu nành… để góp phần giải quyết được “bài toán” khó về giá thành TĂCN
đang rất cao. Hàng năm, VN phải NK nguồn nguyên liệu chế biến TĂCN với
tổng trị giá lên đến 3,7 tỷ USD, khiến giá TĂCN tại VN luôn cao hơn khu
vực từ 10-20%.
Vì thế, theo GS. Bùi
Chí Bửu, Viện trưởng Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam, mục tiêu của VN là
giảm NK những nông sản có thể SX được để tiết kiệm ngoại tệ. Cụ thể, ở
VN bắp được trồng 1,13 triệu ha, năng suất 4,2 tấn/ha và sản lượng 4,64
triệu tấn/năm. Số lượng bắp nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn/năm. Đặc
biệt, do diện tích đậu nành ở VN chỉ khoảng 200.000 ha, năng suất thấp
(1,51 tấn/ha) nên phải NK khô dầu đậu nành rất lớn (2,7 triệu tấn năm
2011).
Theo các
chuyên gia CNSH, các lợi ích về mặt kinh tế trên khắp toàn cầu đem lại
cho nông dân trồng cây sử dụng CNSH lên tới hàng chục tỷ USD. Những lợi
ích này có được nhờ sản lượng tăng và chi phí SX giảm; đồng thời giảm
tác động lên môi trường của nông nghiệp bằng cách giảm thuốc trừ sâu,
tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát khí thải CO2 thông qua giảm cày xới,
giảm sử dụng nước với các cây trồng chịu hạn.
|
GS.Bửu cho rằng, cần
thay đổi quan niệm đậu nành là cây trồng xen canh, luân canh trên đất
lúa, mía... chưa được quy hoạch thành vùng phát triển chủ lực. ĐBSCL có
tiềm năng lớn nhưng đất bị ngập nước, nên cần có giống chịu đựng được
điều kiện như vậy. Còn các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ cần nghiên cứu
giống chống chịu khô hạn vì nguồn nước tưới đang rất thiếu.
Trả lời câu hỏi của
PV tại sao SX nông nghiệp tại VN còn chậm ứng dụng CNSH đang rất phổ
biến trên thế giới, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho
rằng, VN là nước XK nông sản lớn nên việc ứng dụng CNSH phải thận trọng,
có lộ trình, nhằm dần hình thành một cơ chế giám sát chặt chẽ, tránh
ảnh hưởng đến buôn bán xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, đứng trước
hiệu quả của ứng dụng Công nghệ sinh học trên thế giới, đồng thời yêu cầu bức bách
tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, việc VN đẩy nhanh ứng dụng Công nghệ sinh học là
yêu cầu khách quan và tất yếu. “Vì thế, tôi cho rằng công tác truyền
thông trong thời gian tới phải giúp nâng cao ý thức cộng đồng, tạo sự
đồng thuận và cả phản biện có ý nghĩa trong việc đẩy nhanh quá trình đưa
CNSH vào ứng dụng tại VN”, ông Ngọc nói.
Theo Nongnghiep.vn
Bạn không nên bỏ qua bài:
>> Phân bón hữu cơ sinh học EMZ – USA tăng sức sống cho cây và đất
>> Phân bón hữu cơ sinh học EMZ – USA tăng sức sống cho cây và đất
>> Detail Rice's Smile - Giúp cây lúa kháng bệnh,tăng suất cây lúa
>> Ferto nồng độ 100 ml - Tăng năng suất cây trồng,cây ăn trái,kháng mầm bệnh
>> Ferto nồng độ 100 ml - Tăng năng suất cây trồng,cây ăn trái,kháng mầm bệnh
Điện thoại tư vấn và đăng ký sử dụng sản phẩm
Điện thoại tư vấn và đăng ký sử dụng sản phẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét